Ngày nay, có một thực trạng rằng nhiều người dân, dù là biên tập viên, nhà văn,... - những người làm việc cùng con chữ- có tư tưởng ghẻ lạnh với từ Hán Việt. Theo họ, việc sử dụng ngôn ngữ ngoại lai của dân tộc khác, một dân tộc đã đem đến bao đau thương cho người Việt, quả là sự kệch cỡm, thiếu tinh thần dân tộc và làm đục đi tiếng Việt vốn trong sáng.
Khoan, dừng khoảng chừng là hai giây! Liệu sự thật có phải là như thế, chúng ta hãy giải mã quá trình từ Hán Việt len vào ngôn ngữ người Việt nhé.
1. Cuộc viễn chinh chấn động
Năm 180 - 179 trước Công nguyên, nước ta - Âu Lạc - đã bị quân xâm lược của Triệu Đà từ phương Bắc xuống xâm lược, làm dấu mốc đầu tiên cho sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai dân tộc. Đây chính là bối cảnh của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy mà nhiều đứa trẻ Việt Nam đã lớn lên cùng. Triệu Đà đã chia lãnh thổ họ chiếm đóng được thành hai vùng Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước Công nguyên, quyền đô hộ được chuyển nhượng cho nhà Hán và 1000 năm Bắc thuộc của nước ta kéo dài theo nhà Đông Hán, Nam Bắc triều, Tùy, Đường. Bộ máy chính quyền với hàng ngũ quan lại, giấy tờ,... đều bằng chữ Hán đã siết chặt quản lý với người bản địa.
Trong giai đoạn này, một chất xúc tác quan trọng khác đẩy mạnh ảnh hưởng của tiếng Hán là dòng người di cư từ phương Bắc sang với nhiều lý do khác nhau: Bị chính quốc tù đày hoặc lánh nạn khi đang có nội chiến, hoặc chỉ là sang vì đất lành, dễ yên bề gia thất. Sự hiện diện của những “kiều nhân” này đã giúp “hòa tan” ngôn ngữ Trung Hoa vào đời sống người Việt.
Lý do cuối cùng là Trung Hoa có mưu đồ đồng hóa cư dân nơi đây bằng cách mở trường dạy chữ Hán cho con em quý tộc, trí thức,... Đến thời kỳ cuối thế kỷ X, nước ta xuất hiện tầng lớp am hiểu Hán học, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo,... và chính lực lượng đó đã giúp củng cố và tuyên truyền chữ Hán.
2. Chuyển biến tiếp theo cho đến thời hiện đại
Giai đoạn tiếp xúc thứ hai được đánh dấu bởi mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc: Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán và chấm dứt thời kỳ bị đô hộ của nước ta. Sau đó, tiếng Hán tại đất Việt phát triển dưới sự chi phối của các quy luật tiếng Việt, dù chúng ta vẫn tiếp xúc nhiều với người Trung Hoa. Những từ Hán Việt được Việt hóa có thể kể đến “bánh”, “cướp”, “giấy”, “rồng”, “kém”, “nhọn”, “nư” (trong “đã nư”),... vốn quá quen thuộc với chúng ta. Tổng số từ như vậy có thể lên đến 127 (theo thống kê của Vương Lực) hoặc 147 (Lý Lạc Nghị).
3. 60 - 70 - 75?
Chúng ta vẫn thường nghe phong thanh rằng, có đến 60-70%, thậm chí là ¾ lượng từ ngữ của tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Hán. Nhưng có thật là vậy chăng? Thống kê của nhà Hán học Henri Maspero và ông Huỳnh Thanh Xuân lần lượt đưa ra số liệu là 50% và 60-70%, có phần khớp với những gì ta vẫn biết, nhưng các ý kiến này chưa có đủ cơ sở khoa học.
Bên cạnh đó, trong công trình nghiên cứu của viện nhân chủng và tiến hóa Max Planck vào năm 2009, giáo sư Mark J. Alves chỉ ra rằng có 25,3% từ vựng tiếng Việt có nguồn gốc Hán. Dựa vào cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, ta có 39,2%, tương đương 12910 từ Hán Việt.
Qua những con số trên, ta rút ra được rằng:dù qua quãng thời gian được tính bằng thiên niên kỷ giao thoa văn hóa với người Hoa, tiếng Việt ta vẫn giữ được những chất riêng và sự đa dạng. Từ Hán Việt vẫn được sử dụng ở mức vừa phải, dao động quanh 30% nếu tính tổng, 30-40% trong sinh hoạt hàng ngày và 60% trong văn bản hành chính.
Quay lại với những điều được chia sẻ ở đầu bài viết, ta thấy rằng những nguyên nhân dẫn đến thái độ “bài trừ” từ Hán Việt chưa có đủ cơ sở. Suy cho cùng, đây vẫn là ngôn ngữ thuộc về người Việt, và thấm nhuần tinh hoa từ khối óc và sự sáng tạo của tổ tiên chúng ta. Chúng ta hãy luôn bảo vệ và giữ gìn tấm tinh thần này, hồn cốt của con dân đất Việt.
----------------------
Today, reality has it that many intellectuals, whether editors, writers,... - who possess articulateness - are forming estranged attitudes towards Sino-Vietnamese phrases. According to their point, the emergence of a language that originated in a nation that has left so many scars on Vietnam, is ridiculous and shows a lack of patriotic spirit.
Wait, stop for about two seconds! Whether the truth is like that, let's decipher the story of how Sino-Vietnamese words entered the Vietnamese language.
1. The Appalling Expedition
In 180 - 179 BC, our empire -A u Lac - was invaded by Trieu Da from the North, being the first conflict between the two nations. This is the background of the legend of An Duong Vuong and My Chau - Trong Thuy that raised generations of Vietnamese children. The territory that they occupied was split into two areas, named Giao Chi and Cuu Chan. In 111 BC, the authority of domination was transferred to the Han Dynasty and 1000 years of Northern domination of our country lasted under the Eastern Han, Southern and Northern Dynasties, Sui and Tang dynasties. The government apparatus with its papers all in Chinese characters had tightened the bond with the natives.
During this period, another important catalyst promoting the influence of the Chinese language was the influx of people from the North who migrated from the North for reasons varied from being imprisoned by the government, taking refuge during the civil war, to seeking a new land of prosperity. The presence of these "overseas people" had helped "dissolve" the Chinese language into Vietnamese life.
The last reason is that the North had a plan to assimilate residents here by opening a school to teach Chinese characters to children of aristocrats, intellectuals, etc. By the end of the 10th century, our country witnessed the rising of an elite class. who could understand Sinology, Confucianism, Buddhism, Taoism, ... and that force had helped strengthen and propagate Chinese characters.
2. The next move
The second interactive era was marked by a brilliant milestone in the nation's history: In 938, Ngo Quyen defeated the Southern Han army and put a halt to the domination of our country. After that, the Chinese language developed under the influence of national rules, although we still had a lot of contact with the Chinese. The Sino-Vietnamese words can be mentioned as “bánh”, “cướp”, “giấy”, “rồng”, “kém”, “nhọn”, “nư” (in “đã nư”) ... which are familiar to us. The total number of such words can be up to 127 (according to Vuong Luc's statistics) or 147 (Ly Le Nghi).
3. 60 - 70 - 75?
The conventional picture is that up to 60-70%, even of the words of Vietnamese language originate from Chinese. But is that really the case? Statistics of Sinologists Henri Maspero and Huynh Thanh Xuan present the figures of 50% and 60-70%, respectively, which are somewhat consistent with what we still know, but these opinions do not have enough scientific basis.
Besides, in the research work of the Max Planck Institute for Anthropology and Evolution in 2009, Professor Mark J. Alves pointed out that 25.3% of Vietnamese vocabulary is of Chinese origin. Based on the Vietnamese dictionary edited by Hoang Phe, we have 39.2%, equivalent to 12910 Sino-Vietnamese words.
Through the above figures, we can draw that: even though the time is counted in millennia of cultural interference with the Chinese, our Vietnamese language still retains its own qualities and diversity. Sino-Vietnamese words are still used moderately, ranging around 30% in total, 30-40% in daily life and 60% in administrative documents.
Flashback to the things shared at the beginning of the article, we see that the causes leading to the "exclusion" attitude from Sino-Vietnamese do not have enough grounds. After all, this is still the language that belongs to the Vietnamese people, and is imbued with the quintessence of the minds and creativity of our ancestors. Let's always protect and preserve this soul of the Vietnamese people.
----------------------------------
NGƯỚC - YOUTH LOOK UP!
Fanpage: www.fb.nguoc.org
Instagram: www.ins.nguoc.org
Email: youthlookup@nguoc.org
Website: www.nguoc.org
LinkedIn: www.linkedin.nguoc.org
Youtube: www.youtube.nguoc.org
TikTok: www.tiktok.nguoc.org
Nguồn: https://luocsutocviet.com/2020/07/20/500-tu-goc-han-chiem-ti-le-bao-nhieu-trong-tieng-viet/
Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt - Vũ Đức Nghiệu