
TOP 20
Phạm Vân Khánh
Phạm Vân Khánh
Phạm Vân Khánh

I hardly ever feel like there is anyone who understands me thoroughly because I am a strange, fragile and multicoloured person with many fears and insecurities. It may sound paranoid and melodramatic but I always feel a sense of loneliness running through my veins. It is not just a state of mind, but a lingering self-destructive inner disease and I find it really challenging to share my emotions because I am afraid of being judged and misunderstood.
Since I turned 20, I have experienced an intense quarter-life crisis. I have doubted my identity and self-worth. There have been numerous questions rooting in my mind: “Who am I? What am I trying to do?”. Facing this crisis has helped me acknowledge my strengths and limitations, however, it also has led to an increase in anxiety and mood swing.
My emotional instability went out of hand in 2020. The year was filled with grief and loss, I blamed myself for taking other people for granted when they were still here. When Vietnam carried out quarantine and social distancing at the peak of the Covid 19 pandemic last year, I had to learn and work remotely, which, unfortunately, made my sense of solitude worse. Never had I felt so isolated and helpless. It was like being imprisoned in a maze of pessimism and gloominess. However, I chose to turn a blind eye to my own mental health problems. This poor emotion management took its toll on my health physically and mentally. My sleeping and eating patterns changed dramatically as I was undersleeping and undereating. I even got regular nose bleeds and panic attacks due to the overwhelming workload and stress. The worst part was that I had no one to confide in, and I did not want to ask for help because of my enormous ego and fear. Ironically, I did not trust my feelings either, I wondered if my issues were real or if it was just me making mountains out of molehills. I concealed my depression so perfectly that little did people around me, even my closest friends or my siblings know that my vitality was shattered in pain.
Some hopeless stress-relieving efforts I made included writing private wall posts on Facebook or painting depressing artworks did not help much. Despite being an art enthusiast and a cinephile, during the time of distress, I could hardly concentrate on painting or enjoying movies anymore. As the day went by, my self-doubt gradually butchered my enthusiasm and strangled my passions. I was completely broken down in both mind and body until that moment called “Epiphany”. 🍊
I experienced an unforeseen and striking moment of self-realization when I came across a video named “How to practice emotional first aid” by Guy Winch on Youtube. Somehow, the YouTube algorithm got me. The video left a lasting impression on my pathetic brain. All of a sudden, I realized how cruel, irresponsible and illogical I was when dealing with my emotional disorder. After that, I spent time searching for some materials and articles concerning psychological health issues. The more I knew about mental health, the more surprised I got by how serious it could be and how many people out there were dealing with the same problems.
To cope with my struggle of mental illness, I started practising emotional hygiene by trying several therapeutic treatments including journaling, learning languages on a daily basis. Writing and decorating my journal have been integral activities of my regular routine to mitigate feelings of anxiety, and overwhelm. No matter how busy I am, I still manage to do them. I do not write and paint because I want to escape anymore but because I wish to build a colourful world where emotions and feelings are all worth-sharing and are valued in the right manner. I am learning to enjoy my own company while trying to be more open at the same time. I finally have summoned enough courage to talk about my issues with some friends and to build my sense of belonging. There is still much progress needed to be made, but I am proud that I am being stronger and more stable.
The path of defining and healing myself is still full of obstacles and uncertainties but I refuse to give up. Every day is a battle for me. Taking part in the Moment of Development contest is also my act to fight back, to challenge my self-destructive behaviours and self-denying mindset. Today, I decided to silence my self-doubt and insecurities to step out of my comfort zone and open up about my concerns. I want to live like a painstaking gardener planting and nourishing the healthy seeds of positivity into my mind and rooting out the weeds of self-doubt and insecurities day after day.
The process of self-searching and emotion-recovering requires time and a high level of determination and strength, but I know it is worthy. So, may you join this journey with me?
🍊

Tống Quang Anh
Tống Quang Anh
Tống Quang Anh

Một câu chuyện để kể về sự kiện thay đổi cuộc đời đối với mình là không đủ.
Mình phát hiện bị u não từ cuối năm 2019. Bố mẹ và em gái ở bên chăm sóc cho mình suốt thời gian đó đến hiện tại. Sự mệt mỏi, đau đớn và thử thách sẽ chẳng ai hình dung rõ như bố mẹ.
Trước đây gia đình mình ai cũng bận rộn với việc riêng. Bố mẹ đi làm, em gái và mình thì đi học. Căn bệnh đã lấy đi mục tiêu lúc đó của mình, nhưng thực sự dịp này khiến cả nhà gắn kết hơn rất nhiều. Đây cũng là cơ hội để cả nhà sống chậm lại và nhận ra điều gì quan trọng trong cuộc sống này.
Tối ngày vào viện cấp cứu. Từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ đau đầu như vậy. Vào bệnh viện bác sĩ trực chỉ định, kiểm tra gì, truyền thuốc gì vơ vẩn quanh mình. Sau chai thuốc giảm đau và giảm áp lực nội sọ, mình đã đỡ hơn. Đêm đó mình ngủ lơ mơ, tỉnh giấc thấy mẹ kê hai chiếc ghế nằm co quắp. Từ bé đến giờ, mình chưa báo đáp được mẹ điều gì. Trước khi bị bệnh mình có làm gia sư kiếm thêm, thi thoảng tặng được cho mẹ món quà nho nhỏ. Nhưng khi chứng kiến cảnh mẹ nằm trông tôi như vậy, tôi cảm giác mình chưa làm được gì.
Kế hoạch điều trị của mình gồm 3 phần: Phẫu thuật – Xạ trị - Hóa trị. Sáng ngày phẫu thuật, bố mẹ đi cùng xe lăn của tôi đến phòng gây mê nhưng đến hành lang thì hai người phải dừng lại. Mình là con trai lớn, tự lập từ bé, bố mẹ không quá bao bọc mình. Nhưng khi ấy, mình cảm thấy trở lại là đứa trẻ được bố mẹ chăm sóc.
Mình xạ trị 34 lần. Sáng nào bố cũng đưa mình vào viện xạ trị. Cả 34 lần. Thời gian ấy bố chỉ đến công ty - cách nhà 40 km vài buổi chiều, tối lại về để sáng đưa tôi đi. Bố bỏ bê công việc vì tôi. Trước đây bố và con trai lớn không nói với nhau nhiều, đôi khi mình quên đi sự yêu thương của bố dành cho mình. Sau khi hoàn thành lần xạ trị cuối cùng, bệnh nhân sẽ được đánh cồng khích lệ tinh thần chiên đấu với bệnh. Mình chưa bao giờ thấy bố mẹ háo hức như vậy khi mình đứng trước cái cồng.
Một câu chuyện cuối cùng về em gái mình. Sau khi mổ, mình nằm phục hồi ở viện. Hầu hết tất cả các ngày, em mình tan học ở trường là vào viện chơi với mình. Bon bon tren con Cub 50 đi đi về về 20km bất chấp đường đông vào thăm anh. Có một lần, hắn bị trẹo chân, cả bố mẹ và tôi đều bảo hắn về nhà. Nhưng đúng giờ, hắn vẫn lù lù ở cửa phòng bệnh của tôi. Khi mẹ hỏi lý do, hắn chỉ tỉnh bơ:
- Con thấy mọi người bảo con vào anh mới cười nên con vào.
Lời kết, mình xin nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng, dù có đam mê hay đang cố gắng vì điều gì, thì cũng đừng quên gia đình của mình. Với mình, trưởng thành nằm ở trong tư tưởng. Bản thân mình nhìn nhận được sự yêu thương xung quanh mình. Điều đó cần hoàn cảnh và thời gian để nhận ra.
Năm 2020, mình đã lớn lên chút ít.

Phạm Thị Hương Thảo
Phạm Thị Hương Thảo
Phạm Thị Hương Thảo

Phạm Thị Hương Thảo
Thú thật khi viết những dòng này tôi còn mơ hồ về khái niệm “trưởng thành” lắm, bởi chính bản thân tôi cũng không biết mình đã chạm được vào cánh cửa “trưởng thành” chưa. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng có một cô bé dễ thương đã bước qua được ngưỡng cửa kia và bức tranh này tôi xin phép được dành tặng cho cô bé đó – người bạn thân yêu của tôi – Hồng. Ngày Hồng biết mình bị ung thư giai đoạn cuối, nó chả có buồn bã, ủ rũ, khóc lóc gì cả, chỉ có cười nhẹ một cái khi cầm tờ bệnh án trên tay mà thôi. Nó bảo: “Sống được đến bây giờ là tao thấy quá đủ rồi, tao đã được làm trẻ con có bố mẹ bao bọc, bảo vệ, được làm một cô sinh viên đại học với nhiều hoài bão và trở thành một bà cô già tuy ế nhưng tiền tự làm ra tiêu không xuể, hí hí. Vậy nên tao không xạ trị hay gì nữa đâu, tao sẽ đi chơi những gì tao muốn, ăn những thứ mình thích, mặc đồ thật đẹp và không bao giờ buồn hay khóc gì hết. Tao muốn thời gian cuối đời của mình chỉ toàn niềm vui mà thôi...”. Nói rồi Hồng làm vậy thật mặc cho bạn bè và gia đình khuyên đi điều trị. Đến cả bạn thân như tôi cũng không hiểu vì sao Hồng làm vậy

bởi nó rất nhạy cảm thuộc kiểu người dễ bị chi phối bởi những chuyện xung quanh, hỏi thì nó chỉ đáp: “Khi nào mày trưởng thành rồi sẽ biết vì sao tao làm vậy?” Và rồi 6 tháng sau Hồng đã ra đi.
Cả một năm sau đó, tôi sống trong sự giày vò, mệt mỏi, tôi muốn biết “trưởng thành” là gì mà bạn tôi đã trải qua, để rồi đi tới quyết định từ bỏ cơ hội níu kéo thêm sự sống của chính bản thân mình. Bỗng một ngày, tôi nhận được 1 lá thư được gửi đến cho Hồng (do tôi với Hồng sống chung một phòng trọ, nên địa chỉ liên lạc của nó cũng chính là địa chỉ của tôi luôn). Đó là một lá thư cảm ơn được viết bởi một bé trai 10 tuổi bị hở van tim nhưng gia đình không đủ điều kiện để phẫu thuật. Bé đã vô tình gặp Hồng đang ngồi khóc đây cầu thang bệnh viện, bé kể cho Hồng nghe về ước mơ sớm khỏi bệnh để trở thành phi hành gia, bay lên bầu trời rộng lớn kia hái một ngôi sao về làm đèn ngủ cho em gái. Với hi vọng, khát khao sống mãnh liệt của bé đã vực dậy tâm trạng và giúp Hồng đưa ra quyết định quan trọng của đời mình. Sau cuộc gặp gỡ đấy thì Hồng quyết tâm dùng hết số tiền tiết kiệm đáng lẽ ra phải dùng để xạ trị cho mình thì nó đã được dùng để chi trả toàn bộ chi phí chữa trị cho bé. Để mở ra một cánh cửa mới, cánh cửa ước mơ để bé có thêm cơ hội sống và thực hiện nhưng điều phi thường nhỏ bé. Cuối cùng thì tôi cũng đã hiểu vì sao bạn mình đã làm như vậy . Và “trưởng thành” mà Hồng nói tới không phải điều gì “đao to búa lớn” như tôi hay nghĩ. Đó chỉ là khoảnh khắc mà bản thân nhận ra rằng cuộc sống này đáng quý thế nào, dù mình chỉ có vài phút còn lại cuối đời thì cũng phải sống sao cho có giá trị. Cuộc sống vốn dĩ vô thường, không ai có thể đoán trước được, hơn thua, được mất xưa kia đã không còn quan trọng, chỉ cần khao khát, hi vọng sống trọn vẹn từng ngày thì từng phút giây trong cuộc đời mình sẽ ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Cảm ơn Hồng! Vì mày đã đã đến bên cuộc đời của tao. Nhờ mày, tao nhận ra cuộc đời vốn không được toàn vẹn như ý muốn, thế nhưng mọi khó khăn chỉ làm tao thêm vững vàng trong cuộc sống, mọi nỗi buồn chỉ làm niềm vui thêm òa vỡ, mọi đau khổ chỉ làm cuộc sống được trọn vẹn hơn… Và nhờ mày, tao đã có câu trả lời của riêng mình cho câu hỏi “Trưởng thành là gì?”. Tao tin rằng giờ đây ở nơi đó mày đang nhìn tao và vỗ tay cười kèm câu “Amazing! Good job Thẻo ơi” đúng không nào?
An yên nha bạn yêu của tôi.
Đặng Hoàng Diệp
Đặng Hoàng Diệp
Đặng Hoàng Diệp

Sẽ thật vui nếu có người có thể cùng cậu đi hết chuyến xe đó. Mặc dù vậy cũng đừng cảm thấy buồn bã quá lâu, hãy nhớ nói lời cảm ơn đối với những vị khách chỉ đi cùng cậu trong một khoảng thời gian trong cuộc đời. Hy vọng cậu sẽ tìm được phiên bản tốt nhất của bản thân mình và trở thành cậu ấy! "Thế giới sẽ vẫn vậy nếu cậu không thay đổi!"
Dạo này, con rất khác...
Nếu mẹ không hỏi con còn tiền không, con sẽ không nói ví con đã trống.
Nếu mẹ không hỏi hôm nay đi học thế nào, con sẽ chẳng kể chuyện.
Dù mẹ hỏi hôm nay có mệt không, con cũng không hề nói có.
Dù mẹ hỏi có muốn mua cái áo đó không, con cũng sẽ lắc đầu.
Con đã lo nghĩ cho kinh tế gia đình, con đã lo nghĩ cho sức khoẻ của mẹ.
Nhưng hình như, mẹ và con cũng dần dần xa nhau...
Không còn những đêm tâm sự
Không còn những khúc khích cười
Cũng không còn những giọt nước mắt chia sẻ.
Mẹ chỉ thấy con thầm khóc những đêm mệt mỏi, chỉ thấy con gắng gượng cười trước mặt mẹ, chỉ thấy con thường xuyên nén tiếng thở dài.
Mẹ cũng đã từng trải qua quãng thanh xuân ấy - khoảng thời gian của nhiệt huyết, của vội vã, của cả những trầm lắng và suy tư. Đó là lúc, cảm xúc của mẹ-tuổi-17 vô cùng hỗn loạn, giữa niềm vui và nỗi buồn. Khi ấy mẹ cũng dần dần trải nghiệm thế giới, dần dần hiểu được nỗi lo của người lớn, và cũng dần dần thấy lo lắng cho tương lai của chính mình.
Nhưng mẹ rất lo
Mẹ lo vì con vẫn chưa đủ dũng cảm nói ra. Mỗi lần mẹ khuyên con, con đều nói con không thích nghề đó, nhưng con không hề nói rằng ước mơ của con là gì.
Năm ấy, bố mẹ đều biết rằng thời gian của bố còn rất ít, nhưng mẹ vẫn quyết định sinh thêm con. Mẹ một mình nuôi nấng hai đứa, chỉ mong sự bận bịu và tất bật sẽ khiến mẹ không cảm thấy trống rỗng và cô đơn nữa. Nhưng rồi anh con đã khiến mẹ rất mệt mỏi, và mẹ không còn đủ sức nếu như con cũng như vậy.
<