“Tôi biết rằng tôi chẳng biết cái gì.” - Socrates
Nếu so sánh với những điều chưa được khai phá, vốn tri thức của nhân loại dường như có thể tóm gọn lại và viết trên một tờ giấy nhỏ nằm trong chiếc chai rỗng đang lênh đênh giữa mặt nước vô vàn. Thậm chí, một điều vô cùng gần gũi là ngôn ngữ, ta vốn tiếp xúc thường nhật, là thứ mà bạn và NGƯỚC đang dùng để trao đổi thông tin đây, liệu những hiểu biết về chúng đang nằm ở mức nào?
Có lẽ chúng ta đều biết cốt lõi của tiếng Việt đến từ gốc Nam Á - cụ thể là Khơ-me và Việt Mường - và gốc Tày Thái. Tuy nhiên, từ mượn cũng không phải là thiểu số, và nhiều từ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Hãy cùng chúng mình tìm lại nguồn gốc của một số từ nhé!
1. Một phần không thể thiếu của tiếng Việt
Kho ngôn từ của ta; nhờ thường dân có nhiều cuộc giao thương với dân tộc Trung Hoa, còn giới nho học trí thức được tiếp cận và lĩnh hội nhiều tinh túy từ kinh điển sách vở của họ; đã được bổ sung một lượng lớn từ vựng có nguồn gốc từ phương Bắc. Lối nói phiên thiết, tức là nói lái, lệch âm ban đầu, mà ông cha đã sử dụng để Việt hóa chúng làm xuất hiện nhiều từ gốc Hán mà nhiều người lầm tưởng là từ thuần Việt. Chẳng hạn như “má” trong “rau má”(loại rau có bản lá tròn, xòe rộng) hoặc “cái má” vốn là chữ Hán “ba” với tượng hình con trai nuốt con voi: 巴 . Tương tự, cùng nghĩa chỉ những vật mặt bằng, tiết diện lớn của chữ 巴, chúng ta còn đọc là “bả” (ví dụ: “xương bả vai”) hoặc “vả” (hành động bàn tay đánh vào má).
Một trong vô vàn trường hợp khác đó là “hảo khán” - 好看 , với “hảo” mang nghĩa yêu thích còn “khán” là ngắm nhìn. Do hiện tượng nói ríu, hai âm tiết chịu ảnh hưởng của nhau, trở thành “kháu” và dần dà trở thành tiếng đôi “kháu khỉnh” mang nghĩa khen những em bé xinh xắn, lanh lợi.
Chúng ta còn có thể kể đến các ví dụ như:
- “au” (“đỏ au”): nguồn gốc là chữ 朱 chỉ màu đỏ đậm như son, cách đọc là “châu” hoặc “chu”.
- Từ “ẩu”, rút gọn của từ “cẩu thả” 苟且 cùng chỉ những người qua loa, đại khái.
- “Chuối” - loại quả thân quen - xuất xứ từ “ba tiêu” (芭蕉), bởi vậy có quạt ba tiêu với hình dáng giống lá chuối,..
- “Mì chính”: 味精 (vị tinh), với “vị” là mùi vị, còn “tinh” là sàng lọc, tinh chế. Vì vậy, đây chính là tinh chất của vị.
- “Cà kheo”: được chuyển từ “cao khiêu” - 高蹺 , một điệu múa dân gian của Trung Quốc với đạo cụ là quạt, gậy gỗ, kiếm và súng.
2. Đến từ các vùng đất khác
Những ví dụ trên đã đủ sức làm bạn ngạc nhiên chưa? Thực ra, ngoài tiếng Hán, sự giao thoa giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác cũng rất đáng kể, và nhiều trường hợp vay mượn đã trở thành những từ thông dụng trong đời sống hàng ngày. Nào là “hạc” (loài chim có nét tương đồng với sếu) vốn là “hoong” trong tiếng Pali - thứ cổ ngữ Ấn Độ ngày nay vẫn còn dùng trong tín đồ Phật giáo Nam Tông, nào là “chình” (một loại cá sống ở biển) và “bẻ” (chẳng hạn bẻ ngô) được “nhập khẩu” từ tiếng Khmer.
Có lúc, trong quá trình “vận chuyển” từ vựng từ nơi khác về, chúng ta làm biến đổi khá nhiều nên sinh ra những từ đồng âm. Trong tiếng Pháp, “vert” là sắc lục đậm, “verre” là thủy tinh và “revers” là phần lật ngược trên y phục ở áo, tuy nhiên, những từ đó đều được mượn về và phát âm là “ve” ở trong tiếng Việt. Lần lượt, chúng ta có màu xanh ve, hòn bi ve và ve áo.
Chúng ta còn có khả năng tạo thêm các nghĩa khác cho một từ mượn. Vốn từ “ca” tương ứng với “quart” là phần tư trong tiếng Pháp, nhưng với người Việt Nam, đó là loại lon với dung tích ¼ lít, hoặc là một phiên làm việc liên tục ở nhà máy.
3. Còn ẩn chứa điều gì?
Có phải những thông tin được bật mí ở trên đã khiến bạn sửng sốt rất nhiều? Một ngôn ngữ song hành cùng dòng lịch sử trong xuyên suốt bao thiên niên kỷ, dù là với những người anh em đồng bào con rồng cháu tiên, cũng không thể dễ dàng hiểu hết những thăng trầm, những tinh túy ẩn chứa trong từng âm điệu.
Liệu, NGƯỚC sẽ được cùng bạn chiêm ngưỡng khía cạnh thú vị nào của tiếng Việt trong bài viết tiếp theo nhỉ?
---------------------------------
“I know that I know nothing.” - Socrates
If compared with the unexplored, the wisdom of mankind seems to be able to be summarized and written on a small piece of paper in an empty bottle floating in the middle of countless waters. Even a very common thing such as language, which we have daily interaction with, and you and NGUOC are using it to exchange information here, how deep can we know about them?
We probably all know the core of Vietnamese vocabulary comes from South Asian roots - specifically Khmer and Viet Muong - and Tay Thai roots. However, loanwords are also not in the minority, and many have become so familiar to us. Let's find the origin of some words together!
1. The inseparable
Thanks to the trades with the Chinese people, the Confucian intellectuals could gain access and absorb many essences from their books and scriptures. Our vault of words has added a large amount of vocabulary originating from the North. The way of speaking, that is, speaking, driving, and deviating from the original sound, which our ancestors used to Vietnameseize them, appeared many Chinese words that many people mistaken were actually pure Vietnamese words. For example, "má" in "rau má" (the vegetable with round, spreading leaves) or "cái má'' is the kanji "ba" with the image of a mollusk swallowing an elephant: 巴 . Similarly, with the same meaning of flat, large-section objects of the word 巴, we also read it as "ba" (for example, "shoulder blade") or "vả" (the act of hitting the cheek with the hand).
One of the countless other cases is "hảo khán" - 好看, with "hao" meaning love and "khán" meaning watching. Due to the phenomenon of chirping, the two syllables are influenced by each other, becoming "kháu" and gradually becoming a "kháu khỉnh" containing a double sound that praises pretty and smart babies.
We can also mention examples such as:
- “au” (“đỏ au”): the origin is the letter 朱 indicating a deep red color like vermilion, the pronunciation is “châu” or “chu”.
- The word "ẩu", abbreviated from the word "cẩu thả" 苟且 and refers to people who are careless, roughly.
- "Chuối" - a familiar fruit - comes from "ba tiêu" (芭蕉), so there is a three pepper fan with the shape of a banana leaf, ..
- “Mì chính”: 味精 (vị tinh), with “vị” being the taste, and “tinh” being “filtered and refined”. So this is the essence of taste.
- “Cà kheo”: transformed from “cao khiêu” - 高蹺, a Chinese folk dance with props are fans, wooden sticks, swords and guns.
2. From other lands
Are these fun facts enough to surprise you? In fact, in addition to Chinese, the combination between Vietnamese and other languages is also significant, and many borrowed cases have become common words in daily life. Which is "hạc" (a bird that resembles a crane) which is "hoong" in Pali - the ancient Indian language still used today by Theravada Buddhists, and which is "chình" (a type of eel) sea-dwelling fish) and “bẻ” (eg, breaking corn) were “imported” from the Khmer language.
Sometimes, in the process of "transporting" words from other places, we change a lot, so we produce homonyms. In French, "vert" is a deep green color, "verre" is glass and "reverse" is the upside down part of a garment in a shirt, however, those words are all borrowed and pronounced "ve" in French. in Vietnamese. We have, sequencely, green “ve”, marble “ve”, and lapel “ve”.
We also have the ability to create other meanings for a loan word. The word "ca" that corresponds to "quart" is a quarter in French, but for Vietnamese people, it is a can with a capacity of ¼ liter, or a continuous working session at the factory.
3. The unveiled?
Has the information revealed above surprised you a lot? A language that parallels history for millennia, even with fellow dragons and descendants, it is not easy to understand all the ups and downs, the quintessence hidden in each sound.
Will you be NGUOC’s companion to admire any interesting aspects of Vietnamese in the next article?
------------------------------------
NGƯỚC - YOUTH LOOK UP!
Fanpage: www.fb.nguoc.org
Instagram: www.ins.nguoc.org
Email: youthlookup@nguoc.org
Website: www.nguoc.org
LinkedIn: www.linkedin.nguoc.org
Youtube: www.youtube.nguoc.org
TikTok: www.tiktok.nguoc.org
Comments