Nhật ký yêu dấu, trong mỗi người chúng ta chỉ có một trái tim nhưng lại chứa đựng hàng nghìn tâm sự thầm kín. Điều kỳ lạ là hầu hết mọi người đều không hiểu rõ chính mình, nhất là những chuyện thuộc về trái tim. Từ ngày đặt bút viết nhật ký trở lại, tớ đã dành ra 1 ngày mỗi tuần để nói chuyện với chính bản thân như một liệu pháp để lắng nghe trái tim mình, chỉ là tớ muốn giải đáp thêm những thắc mắc về bản thân mà thôi. Cậu biết không, câu chuyện của trái tim là một trong những bí ẩn lớn nhất vũ trụ này đấy! Vì chúng có những nhịp đập riêng, nếu không đủ tập trung lắng nghe kỹ, cậu có thể sẽ bỏ lỡ những nhịp đập quan trọng trong đời. Sự cô đơn là một điều tất yếu trong cuộc sống bởi vì mỗi người là một cá thể riêng biệt. Chúng ta đều có cuộc sống của riêng mình với những cơ chế hoạt động khác nhau. Mùa hè này, chúng ta cùng tìm hiểu về 7 gam màu của sự cô đơn nhé!
Theo tiến sĩ, tác giả sách Gretchen Rubin, sự cô đơn được phân loại thành 7 kiểu. Chúng lại thuộc về 3 nhóm lớn là cô đơn xã hội, cô đơn cảm xúc và cô đơn hiện sinh. Bằng cách nhận biết được những loại cô đơn với những đặc điểm riêng biệt của chúng, con người có thể tìm ra giải pháp để sống hạnh phúc hơn.
Nhóm thứ nhất: Cô đơn xã hội:
1. Cô đơn khi bước vào môi trường mới
Khi con người đi đến một vùng đất mới với những nét văn hoá khác biệt nơi họ đã gắn bó trong thời gian dài, dĩ nhiên họ sẽ cần thời gian để thích ứng. Mỗi người sẽ có một khoảng thời gian khác nhau để hội nhập với môi trường mới. Loại cô đơn này xảy ra chẳng hạn như khi bạn chuyển đến thành phố khác, bắt đầu công việc mới, chuyển sang một lớp học mới. Đặc điểm của kiểu cô đơn này là “tính mới”, khi bạn chưa kịp có đủ thời gian để làm quen và gắn bó với xung quanh.
2. Cô đơn vì thiếu sự quan tâm
Khi lớn lên, bước vào những chặng đường mới, ta thường dành ít thời gian cho những mối quan hệ cũ hơn vì nút giao của mỗi người không còn nhiều nữa. Dường như ai cũng có được cuộc sống của riêng mình. Thỉnh thoảng bạn sẽ nhớ những kỉ niệm cũ và ai trong chúng ta cũng có những khoảnh thời gian hoài niệm về kỉ niệm đẹp của những ngày xưa cũ. Nhưng quá trình xây dựng những mối quan hệ mới lại không dễ dàng chút nào, ta cần đầu tư thời gian, công sức, trao đi những giá trị cho đối phương và mong muốn được nhận lại là nhu cầu thiết yếu của con người.
Cuộc sống thay đổi, qua thời gian bạn bè của chúng ta cũng phải trưởng thành và bận rộn với những mối lo riêng, quan tâm dành cho bạn sẽ dần ít đi. Vòng tròn xã hội của bạn thay đổi hoặc không thể mở rộng như bạn muốn, khiến bạn cảm thấy bị tụt lại và cô đơn.
3. Cô đơn vì bạn bè không thể tin cậy
Có những khoảng thời gian bạn sẽ có thể cảm thấy rằng dường như những người ta vẫn luôn tin tưởng có một khoảng khách nhất định với chúng ta. Có thể bạn sẽ cảm thấy hoài nghi về chất lượng những mối quan hệ. Và lòng tin dần bị lung lay bởi những thay đổi nhanh chóng của đối phương.
4. Cô đơn vì sống một mình
Một loại cô đơn dễ dàng tìm thấy ở những đứa trẻ có cha mẹ bận rộn với những công việc khác ngoài việc quan tâm chúng. Người trưởng thành khi có cuộc sống tự lập sẽ trải qua sự cô đơn này mãnh liệt hơn khi họ đã có khoảng thời gian dài quây quần bên gia đình và bạn bè.
Bước sang nhóm cô đơn thứ hai, chúng ta sẽ đào sâu về cảm xúc của con người hơn.
Nhóm thứ hai: Cô đơn cảm xúc:
Mỗi người chúng ta đều có những cảm giác cô đơn, thiếu vắng những mối quan hệ mà chúng ta thật sự cảm thấy muốn gắn bó khi ở bên. Những mối quan hệ này khi không còn mật thiết với bạn nữa, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn và khao khát được sống lại những cảm xúc đó. Cô đơn cảm xúc còn hiện diện ở những hình thái khác nhau:
5. Cô đơn vì thiếu sự thân mật
Sự cô đơn không chỉ ập đến khi bạn ở một mình, mà có thể đến kể cả khi bạn có gia đình và bạn bè ở bên, bạn vẫn cảm thấy cô đơn vì không có sự gắn bó tình cảm đạt đến những kỳ vọng mà bạn có.
6. Cô đơn vì thiếu thú cưng
Thú cưng là một sự gắn bó đặc biệt mà chúng ta cảm thấy yên tâm nhất vì chúng luôn là những người bạn chân thành luôn xem bạn là người bạn thân nhất của chúng. Có rất nhiều người cần có thú cưng hiện diện trong cuộc sống vì chúng giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, cô đơn và bất an. Thú cưng sẽ xoá đi khoảng trống tốt nhất với những người sống một mình và không có nhu cầu hoặc điều kiện sống chung với những mối quan hệ “đặc biệt”.
Bước vào nhóm thứ ba được gọi là “Cô đơn hiện sinh”:
Cô đơn hiện sinh là một khái niệm rộng hơn cô đơn xã hội và cảm xúc, vì nó liên quan đến bản chất tự nhiên về sự tồn tại của con người. Cụ thể hơn, đó là sự thiếu hụt về ý nghĩa sống. Cô đơn hiện sinh bắt nguồn từ những nỗi sợ hiện sinh như bị lãng quên, cô lập, bỏ rơi, sự hư vô hay cái chết. Cô đơn hiện sinh được biểu hiện qua ví dụ:
7. Cô đơn khi thấy mình khác biệt
Dù ở nơi lạ hay quen, việc cảm thấy bản thân không “khớp” với số đông vẫn đem lại cảm giác cô đơn đáng kể. Nguồn gốc của kiểu cô đơn này thường đến từ những giá trị bạn theo đuổi không phù hợp với cộng đồng và ngược lại (như theo đuổi nghề nghiệp khác với mong muốn của bố mẹ, nhân viên hướng nội không hứng thú với hoạt động networking).
Vì khó kết nối với những người có quan niệm khác mình, việc cảm thấy lạc lõng trong cộng đồng không tương hợp là điều khó tránh.
Với kiểu cô đơn hiện sinh
Vấn đề chính của cô đơn hiện sinh nằm ở thái độ đối mặt những khó khăn trong hiện thực. Để cải thiện, bạn có thể thực hành lối sống khắc kỷ.
Theo nhà tâm lý học lâm sàng Katherine King, bạn nên giữ thái độ thành thật về bản thân, dù đó có thể là những “sự thật mất lòng" về sự nghiệp, các mối quan hệ hoặc về chính bạn. Viết ra và sắp xếp lại suy nghĩ là một cách hữu hiệu cho bạn. Ngoài ra, hãy sẵn sàng thử những điều mới, dù nhỏ nhặt, cuối cùng là kiên nhẫn cho chính mình thời gian nhìn nhận và giải quyết.
-------------------------------------
Trân trọng cảm ơn các NGƯỚC NGẦU:
Content Creator: Gia Khương
Designer:
-------------------------------------
NGƯỚC - YOUTH LOOK UP!
👁Fanpage: www.fb.nguoc.org
👁Instagram: www.ins.nguoc.org
👁Email: youthlookup@nguoc.org
👁Website: www.nguoc.org
👁Linkedin: www.linkedin.nguoc.org
👁Youtube: www.youtube.nguoc.org
👁Tiktok: www.tiktok.com/@nguocorganization
Comments